MUSE INC - CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHAT BEATS STUDIO - GPKD số 0313071986
MUSE INC - CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHAT BEATS STUDIO - GPKD số 0313071986

Tinnitus là căn bệnh rất phổ biến nếu như các bạn, cũng như những ai đang theo đuổi đam mê ngành DJ cần phải cẩn trọng. Thử tưởng tượng mà xem, bạn đang là một DJ hàng đầu, nhận được ngày càng nhiều show, tiếng tăm ngày càng lớn thì nguy cơ về việc thính lực bị suy giảm đe dọa sẽ phá hỏng tất cả và kết thúc luôn cả sự nghiệp đầy hứa hẹn của bạn.

Dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về Tinnitus là gì, cũng như cách đề phòng tránh các bạn nhé!

Bệnh Ù Tai (Tinnitus) là gì?

Ù tai xảy ra khi bạn nghe thấy tiếng ồn ảo tưởng hoặc những tiếng ù ù trong tai hoặc đầu. Những tiếng ồn có thể êm dịu, lớn, cao hoặc thấp. Bạn có thể nghe thấy nó ở một hoặc cả hai tai. Ù tai thường do vấn đề do cơ quan thính giác gây ra. Đây là một triệu chứng, không phải bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bạn.

Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh Tinnitus?

1. Giảm âm lượng loa giữa mỗi bản mix:

Ù tai gây ra bởi việc tiếp xúc quá lâu. Giữ nguyên mức âm lượng trong suốt cả set khiến tai bạn mệt và tai sẽ yêu cầu tăng âm lượng để nghe rõ. Cứ thế âm lượng sẽ tăng mãi. Để ngừng việc này lại, chỉ cần tắt những loa gần DJ bất cứ lúc nào có thể. 
Việc này cũng có thể có ích, vì nó cho DJ cảm nhận rõ hệ thống âm thanh chính và biết lúc nào cần phải điều chỉnh.

2. Không nên nhận show quá gần nhau:

Sau một show diễn dài, tai sẽ rất mệt và đây cũng là lúc nó dễ tổn thương nhất. Nó cần thời gian để phục hồi. Vì thế việc xếp lịch diễn liên tiếp sẽ chỉ chất chồng thêm những nguy cơ và làm tai không có thời gian lấy lại sức lực.

3. Giới hạn độ dài của set:

Tôi thấy tai mình bị ảnh hưởng nhiều nhất là sau khi tôi chơi nhưng set liền nhau dài tới 3-6 tiếng. Chỉ cần một năm như vậy là tai bắt đầu yếu đi rất nhiều rồi. Cá nhân tôi thấy rằng set dài một tiếng không gây ảnh hưởng gì với tai nghe in-ears hay loa cả – nhưng sau 2 tiếng thì hậu quả bắt đầu rõ rệt. Với đa số các DJ, giảm thời gian của set không phải là việc họ được quyền quyết định, nhưng với những ai đang có vấn đề với ù tai, thỏa hiệp một chút có lẽ sẽ cứu được cả sự nghiệp của họ. 
Phần lớn là các DJ của chúng ta chắc sẽ vẫn phải dành hơn 1 tiếng cho mỗi set của họ ở club, nên chúng ta sẽ chuyển sang mẹo thứ 4.

4. Dùng miếng bịt tai giảm ồn

Bạn nghĩ sao nếu vừa có thể nghe nhạc một cách chính xác, mà lại với âm lượng vừa phải? Thế chẳng phải quá tuyệt vời cho một DJ sao? Vâng, công nghệ như thế có thật (mặc dùng ko đến mức hoàn hảo). Nhiều công ty ngoài kia có sản xuất nhưng miếng bịt tai giảm ồn theo yêu cầu. Chúng có những đầu lọc có thể thay đổi được để điều chỉnh mức giảm âm – thường là 5, 10, 15 hoặc 20db.
Theo lý thuyết, thiết này hoạt động trên việc kéo dài một cách cân bằng phổ âm thanh để tạo ra phản ứng tương đương mà không làm biến dạng khả năng nghe của bạn. Thiết bị này rất cần thiết nếu bạn là người chịu trách nhiệm chỉnh tần số phản hồi trong phòng.

Trên thực tế, tôi thấy âm thanh qua thiết bị này nghe không thật sự tự nhiên và cần “nhiều” thời gian để làm quen khi mix trực tiếp. Cá nhân tôi cũng không bao giờ tin vào tai mình, và các bản mix của tôi cũng bị ảnh hưởng. Có nhiều DJ không thấy vấn đề gì và vẫn mix như không khi đeo cái này. Ai cũng đồng ý là cái này rất phù hợp khi bạn đi nhảy nhót trong club chứ không phải đang mix nhạc. Vui vẻ ở club chính là khoảng thời gian tai bị ảnh hưởng rất nhiều, vì thế dù bạn chỉ là khách đến chơi thì cũng nên đầu tư lấy 1 đôi bịt tai này. Có 2 loại như sau:
Loại 1 : có sẵn (10 – 30$) – bán rất chạy set của V-Moda trên web DJTT.
Loại 2 : Bịt tai cho “nghệ sĩ” đúc theo yêu cầu (mẫu trong ảnh có giá khoảng 100$) – mấy cái này này yêu cầu bạn đến với các chuyên gia thính học để lấy khuôn tai và kiểm tra khả năng nghe.

Chúng tôi khuyên các bạn hãy lấy ngay 1 cặp bịt tai có sẵn nếu chưa có. Mở hộp ra, đeo vào và hãy cảm nhận sự khác biệt khi bạn về nhà và không còn nghe thấy ù ù nào nữa mỗi lần đi club.
Bịt tai đúc theo yêu cầu thật sự là một khoản đầu tư đắt giá, nhưng nhiều người trong nghề cho đó là cách tốt nhất để bảo vệ thính lực. Bạn sẽ thấy nhiều nghệ sĩ đeo chúng – có những cái giảm tới 30 -50db.

5. Dùng tai nghe in-ear

Đây là giải pháp tôi chọn và cũng là cách nhiều nghệ sĩ hiện đại chọn. Tai nghe in-ear ngăn cách bạn hoàn toàn với thế giới bên ngoài, tạo ra một môi trường với âm lượng vừa phải, nơi mà từng chi tiết của bản mix được thể hiện một cách cực kỳ tinh tế và chính xác.
Mà từ từ đã, nếu mà nó hoàn hảo thế, sao chúng ta chẳng thấy mấy DJ đeo tai nghe in-ear nhỉ? Vâng, và sau đâu là một vài nhược điểm:

– Tai nghe in-ear không thể phản ánh âm thanh trong phòng, nên rất có thể là cái bạn nghe thì rất hay còn cái mà mọi người đang nghe chả ra cái gì.
– Để tai nghe in-ear phát huy hết tác dụng, bạn phải đeo cả 2 tai, điều này cản trở việc nghe trước qua tai nghe mà đa số các DJ đều thích khi mix live.
– Tai nghe in-ear làm mất hình tượng quen thuộc của DJ với tai nghe to quanh cổ, khiến họ giống như đang nghe iPod, điều mà nhiều DJ cho là làm họ nhìn không “chuyên nghiệp”.
– Một vài DJ, cả tôi, cảm thấy rằng tai nghe in-ear cô lập tôi với khán giả và triệt tiêu toàn bộ cái hứng thú từ hệ thống âm thanh cỡ lớn, thứ kích thích toàn bộ trí não bạn. Nói ngắn gọn, bạn sẽ cảm thấy ít ‘phiêu’ hơn nếu thiếu cái thứ âm thanh chói tai mà chính bạn tạo ra bằng bàn tay mình.
– Với những DJ sử dụng nhiều hiệu ứng, tai nghe in-ear có nguy cơ làm họ cảm nhận sai, có những thứ nghe rất chuẩn với tai nghe nhưng lại quá to, ồn và khó nghe khi đi qua những hệ thống loa khuếch đại. Cá nhân tôi thấy đây là một vấn đề nghiêm trọng và bây giờ, hãy dùng tai nghe trùm đầu khi mix live.

Tin tốt cho bạn là vẫn chưa quá muộn

Sau vài năm rút lui khỏi âm nhạc, tôi đã bắt đầu nhận show trở lại (vài buổi 1 tháng thôi) và đeo tai nghe in-ear, mỗi set chỉ đúng 1 tiếng và điều chỉnh cẩn thận những loa đặt gần tôi. Với chế độ kiêng khem và vài năm nghỉ ngơi.

Nguồn: Vietnam Goes Clubbing / DJ Tech Tools

Related Post