Trong thời gian mùa dịch COVID-19 diễn ra, hầu hết các DJ đều sẽ dành thời gian để thực hiện livestream set nhạc của mình ở nhiều hình thức khác nhau tại nhà. Thế nhưng, rất nhiều DJ đều hay mắc phải 8 sai lầm quan trọng – dẫn đến một buổi livestream không trọn vẹn.
Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra 8 sai lầm bạn cần phải cải thiện khi thực hiện livestream set nhạc của mình nhé!
1. Không quảng bá set nhạc của mình trước khi tiến hành livestream
Hầu hết các bạn trẻ khi bắt đầu một livestream của mình rất chủ quan khi không quảng bá set nhạc của mình, mà hay chơi các nhạc từ ca sĩ nổi tiếng ở các nguồn khác nhau, khiến bạn rất dễ bị “ăn gậy” bản quyền trên các trang mạng xã hội.
Vì vậy trước khi bắt đầu 1 set nhạc của mình, bạn cần phải để thêm dòng comment “Tôi không sở hữu sản phẩm âm nhạc này”, hoặc hạn chế sử dụng khi không cần thiết.
2. Chất lượng livestream – từ hình ảnh lẫn âm thanh
Vấn đề này rất nhiều DJ hay mắc phải, trước trong và sau khi thực hiện đợt livestream này – rất nhiều fan hâm mộ đã góp ý về chất lượng livestream quá tệ (từ hình ảnh cho tới âm thanh).
Vì vậy, trước khi bắt đầu livestream của mình thì bạn nên làm những điều quan trọng sau đây:
Hãy kiểm tra internet của bạn (wifi, router) trước khi bắt đầu livestream – bởi đôi lúc khi thực hiện livestream của mình thì tín hiệu đôi lúc sẽ bị rè, không mượt mà.
Về phần âm thanh, bạn nên đầu tư cho mình một microphone và một dây cáp TRRS và TRS để cắm dây và kết nối tín hiệu từ bàn DJ sang máy tính.
Bạn nên cài phần mềm livestream trên máy tính – phần mềm phổ biến nhất là OBS Studio
- OBS Studio là phần mềm live stream mã nguồn mở, miễn phí. Tính năng chính của nó là quay video màn hình và stream video trực tiếp trên rất nhiều nền tảng như Facebook, YouTube, Twitch, DailyMotion, Hitbox… Khả năng bắt và mix âm thanh trong thời gian thực tốt, không giới hạn cảnh, bạn có thể chuyển đổi liên tục giữa các cảnh thông qua các transition tùy chỉnh. Dễ dàng thêm nguồn để phát, nhân đôi nguồn đang có và chỉnh các thuộc tính của nguồn phát.
Thêm vào đó, bạn nên chuẩn bị cho mình một máy webcam, camera chuyên dụng với chất lượng vượt trội hơn hẳn điện thoại smartphone thông thường. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các DJ khi bạn thực hiện livestream set nhạc của mình.
3. Không tương tác với người xem
Sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn khi bạn quá bận tâm vào liveset của mình mà không tương tác với người xem, đại chủ yếu là fan hâm mộ. Hãy dành khoảng 1-2 phút giữa liveset mà tương tác với fan hâm mộ. Bạn có thể “chào hỏi” như là một kiểu tương tác quan trọng, giống như bao DJ khác và giới thiệu bản thân trước khi bắt đầu.
4. Không phản hồi những bình luận từ các fan hâm mộ
Cũng giống như điều số 3 về việc không tương tác người xem, bạn cũng phải chủ động bình luận từng fan hâm mộ – bất kể là Facebook hay Instagram. Trường hợp bạn rất bận rộn khi chơi nhạc, bạn có thể nhờ bạn bè hoặc quản lý bình luận phụ để giữ lại tương tác của fan khi livestream.
5. Không chủ động tạo “backdrop”
Bối cảnh khi thực hiện livestream là điều hết sức quan trọng, và tất nhiên các fan hâm mộ sẽ không muốn xem livestream của bạn với căn phòng “bừa bãi” này.
Vì vậy, trước khi bắt đầu livestream của mình, bạn phải khảo sát cho kỹ bối cảnh sao cho phù hợp. Các bạn có thể chọn làm livestream của mình trên “sân thượng” tại gia, hoặc đầu tư thêm đèn LED trên căn phòng của mình.
6. Không sử dụng “tên” (Nickname DJ) của mình khi thực hiện livestream
Nếu bạn sử dụng tên “thật” của mình thì sẽ quá tầm thương đúng không? Cũng giống như việc tương tác với các fan như ở điều số 3 – hãy sử dụng và giới thiệu tên DJ của mình (nickname) mỗi 15 phút giữa livestream set nhạc của mình.
7. Không chịu lắng nghe góp ý từ fan sau khi thực hiện xong livestream của mình
Sau khi đợt livestream của bạn kết thúc, tâm lý của một DJ sẽ cảm nghĩ rằng “Ờ đây là set nhạc cực hay…”, nhưng có một số fan sẽ cảm thấy không hay với những lý do cơ bản nhất: beatmatching, cách chọn nhạc trong setlist của mình, v.v…
Vì vậy để cải thiện hơn ở đợt livestream tiếp theo, bạn nên lắng nghe những góp ý từ fan hâm mộ.
8. Đừng ngại thử sức, biết đâu bạn sẽ lấy thêm danh tiếng của mình!
Tại Ý – giữa cao điểm dịch COVID-19 thì một người dân đã trổ tài chơi DJ với thời lượng dài nhất từ trước đến nay là 205 giờ, 2 phút và 54 giây, hiện tại đang phá vỡ kỷ lục Guiness và ngày càng được các fan hâm mộ tiếp cận nồng nhiệt.
Vì vậy, các bạn đừng ngại thử sức, biết đầu bạn sẽ lấy thêm danh tiếng của mình khi dịch bệnh qua đi, các bar/club và những sự kiện lớn nhỏ trở lại trong thời gian sớm nhất!